Khẩu độ là gì? Ý nghĩa của khẩu độ trong nhiếp ảnh

Trong thế giới nhiếp ảnh, ba yếu tố: tốc độ màn trập, ISO và khẩu độ là ba yếu tố cơ bản quan trọng nhất mà nhiếp ảnh gia nào cũng phải quan tâm. Trong các yếu tố này, khẩu độ không chỉ là một con số, mà là cột mốc quyết định sự sâu sắc và thể hiện nghệ thuật trong mỗi bức ảnh. Qua bài viết dưới đây 45CM sẽ giúp bạn hiểu rõ khẩu độ là gì, ảnh hưởng đến bức ảnh ra sao và lựa chọn khẩu độ ra sao cho ống kính của bạn.

1. Khẩu độ trong nhiếp ảnh là gì?

Khẩu độ có thể được định nghĩa là lỗ nhỏ ở trong ống kính qua đó ánh sáng sẽ đi vào máy ảnh. Để hiểu đơn giản, bạn chỉ cần liên tưởng đến cách mà mắt của chúng ta hoạt động, khẩu độ giống như mống mắt của ống kính.

Khẩu độ là gì?

Khi bạn ở trong môi trường sáng, mống mắt trong mắt bạn sẽ co lại để không bị quá tải ánh sáng. Trái lại, khi ở những nơi tối, mống mắt mở to để nhận thêm ánh sáng. Tương tự, khẩu độ trên ống kính có thể thu nhỏ hoặc mở rộng để điều chỉnh lượng ánh sáng mà máy ảnh nhận vào.

Khi bạn thu nhỏ khẩu độ, máy ảnh sẽ làm hạn chế ánh sáng đi vào, tạo ra hình ảnh sắc nét với chi tiết rõ ràng nhất. Điều này thích hợp cho việc chụp ảnh phong cảnh hoặc muốn mọi thứ trong khung hình đều rõ ràng.

Ngược lại, khi mở rộng khẩu độ, máy ảnh cho phép ánh sáng nhiều hơn đi vào, tạo ra hiệu ứng mờ ở phần nền của bức ảnh. Điều này thường được sử dụng trong chụp chân dung hoặc khi muốn tập trung vào một chủ thể cụ thể và làm nổi bật trong khung hình.

2. Khẩu độ trong vai trò quan trọng như thế nào trong nhiếp ảnh?

2.1. Khẩu độ ảnh hưởng gì đến độ phơi sáng?

Khẩu độ trong nhiếp ảnh ảnh hướng lớn đến độ phơi sáng của bức ảnh. Nó quyết định lượng ánh sáng đi qua ống kính và đến cảm biến của máy ảnh:

  • Khẩu độ lớn (số F nhỏ): Khi người dùng chọn một khẩu độ lớn, ví dụ như f/2.8, máy sẽ tạo điều kiện cho lượng ánh sáng lớn đi qua ống kính và đi vào máy ảnh. Kết quả là, bức ảnh sẽ sáng hơn. Khẩu độ này thích hợp sử dụng trong môi trường ánh sáng yếu, nhưng cũng tạo ra hiệu ứng độ sâu trường ảnh hẹp (bokeh) ở phần nền và làm nổi bật chủ thể.

  • Khẩu độ nhỏ (số F lớn): Khi người dùng chọn khẩu độ nhỏ hơn, ví dụ như f/16, máy sẽ giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính, làm cho bức ảnh trở nên tối hơn. Tuy nhiên, nó cũng tăng độ sâu trường ảnh, khiến cho các chi tiết phần trước đến phần sau của bức ảnh đều nét rõ hơn.

Khẩu độ ảnh hưởng đến độ phơi sáng

 

Cần lưu ý rằng, khẩu độ không chỉ ảnh hưởng đến độ sáng, mà còn tác động đến độ sâu trường ảnh và khả năng tạo hiệu ứng nền mờ (bokeh) trong nhiếp ảnh. Sử dụng khẩu độ phù hợp giúp người dùng kiểm soát độ sâu trường ảnh và tạo ra các hiệu ứng ánh sáng độc đáo cho bức ảnh của mình.

2.2. Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh như thế nào?

Khẩu độ của ống kính ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh - tức là phần của bức ảnh xuất hiện rõ từ trước đến sau. Khi sử dụng khẩu độ lớn (nghĩa là mở rộng ống kính), độ sâu trường ảnh sẽ thu hẹp, tạo ra hiệu ứng lấy nét hẹp. Điều này khiến phần trước và phần nền của hình ảnh sẽ trở nên mờ đi, tập trung sự chú ý vào chủ thể. Ví dụ, trong chân dung, nếu muốn tạo sự tập trung vào người mẫu, sử dụng khẩu độ lớn sẽ giúp phần nền trở nên mờ và không làm mất điểm nhấn.

Ngược lại, khi chọn khẩu độ nhỏ (nghĩa là thu nhỏ ống kính), độ sâu trường ảnh sẽ mở rộng. Điều này đồng nghĩa với việc cả phần trước và phần nền của hình ảnh sẽ xuất hiện rõ nét, thích hợp với cảnh quan, kiến trúc, hoặc khi muốn bức ảnh thể hiện chi tiết từ phía trước đến phía sau một cách rõ ràng.

Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh

Vậy nên, khẩu độ không chỉ ảnh hưởng đến việc làm nổi bật chủ thể mà còn quyết định độ rõ nét của phần trước và phần nền trong bức ảnh. Sử dụng khẩu độ lớn sẽ làm mờ phần nền, tạo điểm nhấn, trong khi khẩu độ nhỏ sẽ đem lại độ sâu trường ảnh rộng, làm cho cả phần trước và phần nền đều rõ ràng.

3. Đơn vị đo của khẩu độ

Trong nhiếp ảnh, kích thước khẩu độ được đo bằng cách sử dụng thang đo F-STOP. Trên máy ảnh, bạn sẽ thấy đơn vị của khẩu độ dưới dạng "f/số" như f/4,f/2,... Số f biểu hiện mức độ rộng hoặc hẹp của khẩu độ. Kích thước khẩu độ ảnh hưởng đến độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh.

4. Khẩu độ lớn - Khẩu độ nhỏ

Khẩu độ trong nhiếp ảnh có thể sẽ gây khó khăn cho những người mới bắt đầu làm quen với chụp ảnh vì một số lý do: số nhỏ đồng nghĩa với khẩu độ lớn và số lớn đồng nghĩa với khẩu độ nhỏ.

Ví dụ, f/2.8 lớn hơn f/4 và lớn hơn nhiều so với f/11. Để hiểu một cách đơn giản hơn thì khẩu độ chính là một phân số. Khi xét khẩu độ f/16, bạn có thể nghĩ như chúng là 1/16 và đường nhiên 1/16 sẽ nhỏ hơn 1/4 rất nhiều, do đó f/16 nhỏ hơn khẩu độ f/4.

Ống kính có khẩu độ tối đa f/1.4 hoặc f/1.8 được coi là ống kính nhanh, vì nó có thể cho nhiều ánh sáng hơn là một ống kính có khẩu độ tối đa là f/4.0. Đó là lý do tại sao ống kính có khẩu độ lớn thường có giá cao hơn.

Ngược lại, khẩu độ tối thiểu không quan trọng lắm, vì hầu như tất cả các ống kính hiện đại đều có thể điều chỉnh khẩu độ tối thiểu ở mức f/16. Việc chụp ảnh hàng ngày không yêu cầu khẩu độ tối thiểu quá nhỏ.

5. Chọn khẩu độ máy ảnh phù hợp

Việc chọn khẩu độ phù hợp phụ thuộc vào mục đích chụp ảnh của bạn. Nếu bạn chụp ảnh trong môi trường tối, bạn có thể sử dụng khẩu độ lớn như f/2.8 để mang lại ảnh chụp có độ sáng tốt.

Lựa chọn ống kính, máy ảnh có khẩu độ lớn sẽ giúp bạn thay đổi dễ dàng theo mục đích chụp ảnh. Bởi thông số trên ống kính là khẩu độ tối đa, bạn hoàn toàn có thể khép khẩu nhỏ hơn theo nhu cầu chụp ảnh. Tuy nhiên cũng vì vậy những ống kính, máy ảnh có khẩu độ lớn có giá đắt hơn so với ống kính, máy ảnh có khẩu độ nhỏ. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính của mình để có được sản phẩm tốt nhất.

Lựa chọn khẩu độ máy ảnh

Hãy cùng xem một số ví dụ về cách khẩu độ hoạt động và ảnh hưởng của nó đến hình ảnh của bạn dưới đây nhé:

  • f/0.95 - f/1.4: Khoảng khẩu độ này chỉ có trên các ống kính một tiêu cự cao cấp, cho phép chúng thu thập rất nhiều ánh sáng, lý tưởng cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu như chụp ảnh bầu trời đêm, tiệc cưới, chân dung trong phòng thiếu sáng, sự kiện của công ty,... Với chỉ số f-stop rộng như vậy,hình ảnh thu được sẽ có được độ sâu trường rất nông ở khoảng cách gần, trong đó đối tượng sẽ xuất hiện tách biệt khỏi nền.

  • f/1.8 - f/2.0: Loại ống kính với khoảng khẩu độ này dành cho người đam mê nhiếp ảnh nhưng có khả năng thu sáng yếu hơn một chút so với khoảng phía trên, tuy nhiên vẫn hoàn toàn có thể giúp bạn tạo ra các bức ảnh đẹp. Chụp giữa f/1.8 và f/2 tạo ra ảnh có độ sâu trường ảnh phù hợp cho các đối tượng ở khoảng cách gần trong khi vẫn mang lại hiệu ứng bắt mắt dễ chịu.

  • f/2.8 - f/4: Hầu hết các ống kính zoom chuyên nghiệp đều bị giới hạn ở phạm vi f/2.8 đến f/4. Mặc dù chúng không có khả năng thu sáng như ống kính f/1.4 nhưng vẫn có thể chụp ảnh ổn định ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Phạm vi f/2.8 - f/4 thường cung cấp độ sâu trường ảnh phù hợp cho hầu hết các đối tượng và mang lại độ sắc nét tuyệt vời, phù hợp cho du lịch, thể thao, chụp ảnh động vật khi thám hiểm.

  • f/5.6 - f/8: Đây là phạm vi lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh và kiến ​​trúc cũng như chụp ảnh nhóm. Mức khẩu độ tối đa f/5.6 thường mang lại độ sắc nét tổng thể tốt nhất.

  • f/11 - f/16: Thường được sử dụng để chụp ảnh phong cảnh, kiến ​​trúc và chụp ảnh macro. Hãy cẩn thận khi điều chỉnh xuống f-stop xuống quá f/8 vì ảnh sẽ bắt đầu mất độ sắc nét do ảnh hưởng của nhiễu xạ ống kính .

  • f/22 và nhỏ hơn: Khoảng f-stop này có độ sắc nét khá thấp, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng. Nếu bạn cần có tăng độ sâu trường ảnh, tốt nhất là nên di chuyển ra xa đối tượng hoặc sử dụng kỹ thuật xếp chồng tiêu điểm thay thế.

Như vậy, khẩu độ trong nhiếp ảnh không chỉ đơn giản là một con số trên ống kính, mà là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra những bức ảnh độc đáo và sáng tạo. Từ việc kiểm soát độ sâu trường ảnh cho đến ảnh hưởng đến ánh sáng và chi tiết của bức ảnh, khẩu độ mang đến sự linh hoạt và sức mạnh không thể phủ nhận trong quá trình tạo nên tác phẩm nghệ thuật của bạn. Việc hiểu biết và sử dụng khẩu độ một cách thông minh sẽ mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo không giới hạn trong nhiếp ảnh của bạn. Hy vọng với những chia sẻ về khẩu độ trong nhiếp ảnh là gì? Ý nghĩa của khẩu độ đối với nhiếp ảnh trên đây đã giúp cho bạn có được những kiến thức cần thiết.

See more

Tiêu cự là gì? Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh

Bên cạnh 3 yếu tố tốc, khẩu và iso thì tiêu cự ống kính là tối quan trọng để giúp có được một bức ảnh đẹp theo đúng với nhu cầu của bản thân

More

Newsroom / Press release 15-05-2024

Tiêu cự là gì? Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh
Quạt hơi nước - Giải pháp làm mát tiết kiệm cho mùa hè

Quạt hơi nước - Giải pháp làm mát tiết kiệm cho mùa hè

Bên cạnh máy lạnh, quạt hơi nước cũng là một lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng bởi khả năng làm mát hiệu quả, tiết kiệm điện và giá thành hợp lý.

More

Newsroom / Press release 15-05-2024